Dưới đây là 10 bước cơ bản để thành lập 1 thư viện cộng đồng, bài viết được đúc kết nhờ 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Thư viện cộng đồng của các bạn đến từ Thư viện Dương Liễu – Hoài Đức – Hà Nội:
1. Tên Thư viện: Đặt theo ý nghĩa thành lập hoặc mục đích mong muốn khi lập ra Thư viện, hoặc phạm vi hoạt động của Thư viện (tên theo xã).
2. Ngày thành lập: Chọn ngày đẹp để dễ dàng ghi nhớ
3. Tôn chỉ mục đích: Có tôn chỉ mục đích rõ ràng, về lý do mình muốn mở Thư viện (Có thể là mục đích gìn giữ văn hoá đọc và nâng cao đời sống tinh thần cho các trẻ em khu vực A,B…)
4. Địa điểm: Ít nhất là phòng đọc sách từ 15m2 trở lên. Nên ở khu vực nhà văn hoá thôn/ xóm nếu có phòng không dùng đến hoặc nhà người dân nhưng không ở. Lưu ý việc sử dụng được lâu dài địa điểm này.
5. Nguồn sách: Nên có từ 50 – 100 đầu sách ban đầu, sau đó sẽ quyên góp dần từ nguồn ủng hộ của mọi người.
6. Nhân sự: Cần có người đứng đầu, quản lý điều hành + tuyển đội ngũ CTV, TNV trông nom cùng
7. Lịch mở cửa Thư viện: Có lịch mở cửa cố định, khung giờ cụ thể. Ban đầu có thể mở 2 – 5 tiếng/ tuần, sau này có nhiều người làm cùng sẽ tăng dần.
8. Fanpage Facebook: Thành lập Fanpage Facebook tên Thư viện để kết nối và huy động sự ủng hộ của mọi người. Đây gần như là kênh truyền thông chính của Thư viện.
9. Nội quy và cơ chế cho mượn sách: Nội quy để các em nhỏ đến đọc sách cần làm theo. Cơ chế mượn sách có thể là cho mượn về nhà khoảng thời gian 1 tuần, mỗi lần mượn tối đa 2 quyển. Cái này có thể tham khảo Thư viện Dương Liễu đã làm.
10. Bộ nhận diện Thư Viện: Nên có logo để tăng sự chuyên nghiệp và đồng thời truyền tải được năng lượng và tinh thần của tổ chức. Logo có thể tự thiết kế đơn giản, hoặc đôi khi nhờ các em nhỏ vẽ tay cũng rất gần gũi mà lại đẹp. Các hình ảnh khác của bộ nhận diện cũng giúp việc tuyển các bạn TNV sau này cũng sẽ dễ dàng hơn.